Ngày nay, để dựng một prototype đủ tốt cho một ý tưởng kinh doanh mới, bạn chỉ cần vài giờ, một chút prompt cho Cursor, Copilot hay ChatGPT, là có thể tạo ra một bản demo trông khá hoàn chỉnh.
Trong bối cảnh như vậy, sự khác biệt giữa các developer không còn nằm ở việc bạn code một React component hoàn hảo hay bạn có thể thiết kế một backend có khả năng scale x10 lần lượng user trong tương lai nữa.
Sự khác biệt thực sự nằm ở việc: bạn có hiểu đúng vấn đề không? Bạn có biết phải làm gì và tại sao lại làm như vậy không?
"To the man with a hammer, everything looks like a nail." — Mark Twain
Câu trên có đại ý là khi bạn quen cầm búa, mọi vấn đề trước mắt đều giống như một cây đinh. Và với developer chúng ta cũng vậy. Nhiều khi bản năng phản xạ ngay khi gặp một bài toán từ khách hàng là chọn công nghệ mới nhất, design pattern chuẩn nhất, thêm nhiều chức năng nhất có thể — với niềm tin rằng đó là cách tạo ra sản phẩm tốt hơn. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.
Khách hàng đến và bảo: "Chúng tôi cần một cổng thông tin khách hàng, một CRM."
Developer là: "OK, cần authentication, dashboard, monolithic hay microservice? Dùng framework nào? Database nào?"
Nhưng chỉ cần vài câu hỏi thêm như:
Và rồi không cần 1 hệ thống web mới ra đời, đơn giản chúng ta chỉ cần sử dụng platform giống như pipedrive, hubspot, ...
Khách hàng đôi khi cũng chưa hiểu hết vấn đề của chính họ. Việc của bạn không phải lao ngay vào vẽ wireframe hay mở IDE lên code. Hãy ngồi xuống, hỏi họ về vấn đề thực sự của họ:
Những câu hỏi như vậy sẽ cho bạn bức tranh toàn cảnh và cơ sở để đề xuất giải pháp phù hợp nhất.
Điều khách hàng mong muốn nhất là có người "mang vấn đề của họ đi thật xa" và giải quyết. Họ không cần thêm lo lắng về technical debt hay những rủi ro công nghệ.
Sự đồng hành của bạn, sự tin tưởng mà họ có thể đặt vào bạn — đôi khi còn quý hơn gấp nhiều lần so với việc code của bạn có đạt chuẩn clean code hay không.
Bạn hãy hình dung buổi demo prototype ý tưởng khách hàng trước các nhà đầu tư mà thất bại thì các nhà đầu tư đó sẽ ấn tượng thế nào về ý tưởng của khách hàng, dự án có thể sẽ bị shutdown ngay cả khi họ chưa thực sự hiểu về ý tưởng đó?
Lợi thế của AI ngày nay là bạn hoàn toàn có thể dựng một bản prototype 0.1 chỉ trong vài giờ. Khách hàng nhìn vào và thấy: "À, bạn hiểu đúng ý tưởng của tôi." Khi đó, mọi feature bổ sung về sau chỉ còn là phần khuyến mại, chứ không còn là yếu tố then chốt nữa.
Trước khi hóa thân thành một coding machine, hãy dành thời gian để trở thành:
Vì cuối cùng, code chỉ là công cụ. Thứ khách hàng thực sự cần ở bạn là: Sự an tâm, thời gian, và là người bảo kê cho sự nghiệp của chính họ.